Tình trạng quốc tế Cộng_hòa_Krym

Kết quả cuộc bỏ phiếu về sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 năm 2014.
  Ủng hộ   Phản đối   Phiếu trắng   Vắng mặt

Tình trạng pháp lý của nước Cộng hòa Krym vẫn nằm trong vòng tranh cãi giữa Nga và các quốc gia khác. Nga và một số nước công nhận sự độc lập của Krym và Sevastopol, cũng như công nhận sự gia nhập Liên bang Nga của chúng. Đa số các quốc gia trên thế giới không công nhận các hành động này. Nga cho rằng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra tại Krym là bằng cớ cho sự sáp nhập, song trên trường quốc tế hành động của Nga đã bị lên án là một sự vi phạm chủ quyền của Ukraina. Bản thân Ukraina vẫn xem Krym và Sevastopol là các đơn vị hành chính của nước mình chiểu theo luật pháp Ukraina.

Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Armenia công nhận cuộc trưng cầu dân ý Krym, dẫn tới chuyện Ukraina triệu hồi đại sứ của mình tại Armenia về nước.[10] Trước đó vào ngày 17 tháng 3, Cộng hòa Nagorno-Karabakh cũng công nhận cuộc trưng cầu dân ý trên.[11] Ngày 22 tháng 3 năm 2014, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cho một phái đoàn Hoa Kỳ biết rằng ông công nhận và ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý Krym, và ông "tôn trọng ý chí độc lập của nhân dân Krym và Sevastopol nhằm quyết định tương lai của chính họ."[12] Ngày 23 tháng 3 năm 2014, Belarus công nhận Krym là một bộ phận trên thực tế của Nga.[13] Ngày 27 tháng 3 năm 2014, Nicaragua công nhận không điều kiện việc sáp nhận Krym vào Liên bang Nga.[14]

Ngày 27 tháng 3 năm 2014, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tiến hành bỏ phiếu đối với Nghị quyết 68/262 không mang tính ràng buộc có nội dung tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý Krym là vô hiệu và tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Kết quả có 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống, 58 phiếu trắng và 24 thành viên vắng mặt.[15][16] Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Nicaragua, Sudan, Syria, VenezuelaZimbabwe là những thành viên bỏ phiếu chống lại nghị quyết này.[17] Kênh truyền hình RT viện lý do rằng các nước phương Tây đã dùng phương cách "hăm dọa chính trị và đe dọa kinh tế" để ép buộc nhà ngoại giao các nước phải bỏ phiếu thuận,[18] trong khi đó hãng thông tấn Reuters lại viện lý do rằng phái đoàn Nga đã de dọa sẽ trừng phạt một số quốc gia Đông Âu và Trung Á nếu họ ủng hộ nghị quyết.[19]

Ngày 6 tháng 4 năm 2014, Tổng thống Cộng hòa Séc Miloš Zeman trả lời phỏng vấn một đài phát thanh Séc rằng các cường quốc phương Tây và cụ thể là Liên minh châu Âu nên chấp nhận sự thật rằng Krym giờ đã là một phần của Nga. Ông cho rằng Krym sẽ không quay lại với Ukraina trong tương lai có thể dự đoán trước.[20][21]

Trước khi cuộc bỏ phiếu, các nước đứng về phía Ukraine đã mong muốn có được tỷ lệ áp đảo phản đối cuộc trưng cầu dân ý của Crimea nhằm thể hiện sự cô lập của quốc tế đối với nước Nga trong cuộc khủng hoảng này. Mong muốn này của các quốc gia ủng hộ Ukraine đã không thể trở thành hiện thực khi nhiều nước thành viên đảo ngược cam kết trước đó, do sự vận động hành lang quyết liệt của Nga.[22]

“Nhiều thành viên Liên hiệp quốc tránh bỏ phiếu về những cuộc tranh chấp nhạy cảm không liên quan tới họ tại Đại hội đồng”, ông Richard Gowan, một chuyên gia từ Trung tâm Hợp tác quốc tế thuộc Đại học New York, đánh giá. “Chẳng hạn, các nước châu Phi đặc biệt tránh bỏ phiếu thuận hoặc chống các nghị quyết về nhân quyền ở Iran hay Triều Tiên”.[22]

Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về Crimea có thể được sử dụng như một bằng chứng để chống lại Nga, trong quá trình tìm kiếm sự công nhận quốc tế đối với việc Crimea trở thành lãnh thổ của nước này.[22]

Theo một nhà ngoại giao của Liên hiệp quốc, Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin đã ra sức vận động các thành viên tổ chức này để có được con số nhiều nhất có thể các thành viên bỏ phiếu trắng hoặc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/3. Khi gặp đại diện các nước châu Phi và Trung Á, ông Churkin đã nhắc lại việc Nga đã từng thể hiện sự ủng hộ đối với họ như thế nào. Một số nước thông cảm với Ukraine quyết định bỏ phiếu trắng vì không muốn “dính” vào cuộc xung đột. Một số khác lo sẽ phá hỏng quan hệ kinh tế với Nga.

Về phần mình, 28 nước thành viên EU và Mỹ cũng mở một chiến dịch ngoại giao nhằm chống lại những nỗ lực vận động hành lang của Nga. Đại sứ Nhật tại Liên hiệp quốc Motohide Yoshikawa nói: “Đây không chỉ là một vấn đề của riêng Ukraine hay châu Âu. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều là thách thức nghiêm trọng đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”.

Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia cho rằng nước này tìm đến Đại hội đồng Liên hiệp quốc để gửi đi “một thông điệp quan trọng rằng, cộng đồng quốc tế sẽ không cho phép những gì xảy ra ở Crimea trở thành một tiền lệ cho những thách thức sau này đối với khuôn khổ luật pháp quốc tế".

Cuối năm 2014, EU, US và Canada đã ban hành nhiều quy định cấm mới liên quan tới việc Nga nhập Krym vào nước mình, hầu như cấm mọi hoạt động kinh tế chung với vùng này. Các công ty Âu Châu và cả các công ty Âu Châu đặt cơ sở ở Krym không được phép mua bất cứ loại tài sản nào, và không được cho các công ty địa phương mượn tiền hay cung cấp các dịch vụ tài chính. Họ cũng bị cấm bán, cung cấp hay xuất cảng hàng hóa và kỹ thuật về lưu thông, thông tin, nhiên liệu, dầu hỏa và tìm kiếm khí đốt. Các cơ sở du lịch ở EU bị cấm không được tổ chức các cuộc du lịch đến bán đảo này, và các tàu du lịch EU không được phép vào các cảng ở đó. Tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng đưa ra những biện pháp trừng phạt tương tự.[23]

Bóng đá

Hiệp hội Bóng Đá châu Âu (UEFA) đã ra quyết định, các hội của bán đảo này không được phép tham dự vào các giải mà hiệp hội bóng đá Nga (RFS) tổ chức, tổng thư ký của UEFA Gianni Infantino sau cuộc họp của ủy ban điều hành ở Nyon đã cho biết. Quyết định này có giá trị từ đầu năm 2015.

Không có sự đồng ý của UEFA và hiệp hội bóng đá Ukraina (FFU), RFS cũng không được tổ chức các cuộc thi ở Krym. Nếu hiệp hội bóng đá Nga vi phạm quyết định này, họ sẽ phải chịu một biện pháp kỷ luật, Infantino nói.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Krym http://www.aljazeera.com/news/europe/2014/08/putin... http://asbarez.com/120687/karabakh-foreign-ministr... http://asbarez.com/120951/ukraine-recalls-ambassad... http://www.csmonitor.com/2007/0220/p09s02-coop.htm... http://www.huffingtonpost.com/2014/03/28/exclusive... http://www.reuters.com/article/2014/03/27/us-ukrai... http://rt.com/news/afghanistan-recognize%E2%80%93k... http://rt.com/news/belarus-crimea-part-russia-657/ http://rt.com/news/churkin-crimea-un-vote-749/ http://rt.com/news/ukraine-russia-crimea-resolutio...